Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao? Đây là hiện tượng thường gặp khi sử dụng kính áp tròng. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy đọc bài viết sau để tìm ra nguyên nhân tại sao đeo lens bị cay mắt, đỏ mắt, sưng mắt,… và áp dụng cách phù hợp để mắt hết bị đỏ.

1. Nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt
1.1 Nhiễm trùng
Đeo kính áp tròng bị đỏ mắt xuất phát từ việc chăm sóc mắt sai cách dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, làm mắt bị đỏ. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do quá trình sử dụng và bảo quản kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh, làm cho vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm,… xâm nhập vào và gây nhiễm trùng.
1.2 Khô mắt
Người đeo lens bị cay mắt, cảm thấy mắt bị khô là do lens đã tạo ra một màn chắn trên giác mạc, làm cho quá trình trao đổi oxy của mắt chậm lại, ít lượng khí được trao đổi hơn.

1.3 Dị ứng
Đeo lens bị đỏ mắt, sưng hoặc cộm mắt cũng có thể xuất phát từ hiện tượng dị ứng với các thành phần của kính áp tròng hoặc thành phần có trong nước ngâm. Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn về các loại kính áp tròng và nước ngâm phù hợp.
1.4 Thiếu oxy
Thông thường, kính áp tròng được sản xuất theo tiêu chuẩn cung cấp một lượng oxy nhất định cho giác mạc khi mắt hoạt động vào ban ngày. Vì thế, nếu bạn đeo lens vào ban đêm khi đi ngủ, mắt dễ bị thiếu oxy, gây đỏ và khô.
1.5 Tân mạch giác mạc
Việc đeo kính áp tròng bị cay mắt có thể xuất phát từ vấn đề mắt bị thiếu oxy trong thời gian dài, gây ra tình trạng tân mạch giác mạc. Lúc này, tân mạch sẽ xuất hiện nhiều ở khu vực vùng rìa cực trên của giác mạc.

1.6 Biến dạng và thay đổi độ cong giác mạc
Nếu bạn thường xuyên đeo lens đi ngủ hoặc sử dụng kính áp tròng không có độ cong phù hợp với giác mạc khiến mắt bị thiếu oxy lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng giác mạc mắt thay đổi độ cong, tầm nhìn dễ bị mờ nếu chuyển sang đeo các loại kính gọng. Đây là lý do đeo kính áp tròng bị mờ mắt rất thường gặp.
1.7 Viêm kết mạc
Các loại lens thường mềm và ngậm nước nên sẽ chứa thêm các tác nhân hóa học gây mẫn cảm, nhạy cảm cho mắt. Nếu bạn còn chăm sóc mắt sai cách khi đeo lens sẽ dẫn đến viêm kết mạc, làm mắt bị đỏ.
1.8 Viêm kết mạc nhú gai ở sụn mi trên
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ phản ứng miễn dịch liên quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những cọ xát mãn tính lên kết mạc sụn trong mắt cũng có thể là nguyên nhân.
1.9 Viêm giác mạc (Yếu tố gây ra đeo kính áp tròng bị đỏ mắt)
Viêm giác mạc chấm nông gây ra hiện tượng bắt màu nhẹ, làm đỏ mắt khi khám bằng sinh hiển vi. Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng ngủ qua đêm, nguy cơ viêm giác mạc càng tăng cao hơn.
1.10 Tổn thương do giác mạc cơ học
Đeo lens mắt bị đỏ cũng có thể do bạn lấy tay tháo kính mạnh, móng tay dài chọc vào mắt hoặc sử dụng kính áp tròng bìa cứng,… Những lý do này dễ gây ra các tổn thương cơ học lên giác mạc, làm mắt bị đỏ.
2. Lời khuyên từ chuyên gia
Làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt? Để tránh tình trạng này, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau đây của các chuyên gia:
Cách đeo lens không bị đỏ mắt là khi mua lens về, bạn nên ngâm từ 6 – 8 tiếng bằng các loại dung dịch ngâm lens chuyên dụng trước khi đeo
Luôn luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo lens, không nên để móng tay quá dài, quá sắc nhọn vì sẽ gây tích tụ nhiều vi khuẩn. Sử dụng dụng cụ đeo lens chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh.

Không đeo kính áp tròng trong môi trường nhiều hơi nóng, bụi bẩn,…
Lens sau khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ và bảo quản đúng cách trong các loại nước ngâm chuyên dụng. Nước ngâm lens nên được thay mới 2 ngày/lần để loại bỏ được các vi khuẩn. Hộp đựng lens cũng cần đảm bảo sạch sẽ.
Để mắt thư giãn và không bị khô, bạn nên nhỏ nước cho mắt trước, sau và trong khi đeo lens
Tốt nhất, hãy sử dụng lens được làm từ chất liệu có độ thẩm thấu oxy cao như Silicone Hydrogel giúp đôi mắt trao đổi oxy tốt hơn, hạn chế khô và đỏ mắt.
Trên đây là một số lời khuyên để chăm sóc mắt không bị đỏ khi đeo lens. Bên cạnh đó, bạn cần chọn đúng loại lens phù hợp để tránh mắt bị đỏ, cộm hoặc sưng đau.
Để chọn lens phù hợp với đôi mắt của bạn dựa trên loạt tiêu chí như:
- Đường kính lens cận loại phải phù hợp với đường kính mắt
- Độ cận hoặc viễn thị phải được khám chính xác để chọn lens tương ứng
- Cách xử lý khi kính bị rách, bị xước
3. Cách chữa bị đỏ mắt khi đeo lens
Trước và sau khi tháo kính, bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ
Trước khi ngâm, rửa kính thật kỹ và sạch, đảm bảo ngâm kính đủ số giờ tối thiểu trước khi đeo
Mỗi lần ngâm kính, nên thay nước. Thay khay đựng kính theo định kỳ
Dùng kính áp tròng đúng thời hạn sử dụng
Nếu mắt đỏ, mờ, sưng đau hoặc cộm, hãy ngừng đeo lens ngay và gặp bác sĩ chuyên khoa

Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch trình: 1 tháng sau lần đầu tiên đeo lens, 6 tháng sau những lần đeo lens kế tiếp
Nếu áp dụng các nguyên tắc trên mà mắt vẫn đỏ, nguyên nhân có thể do độ cong của kính áp tròng chưa phù hợp. Hãy chọn một đôi lens khác có độ cong phù hợp hơn
Nếu mắt vẫn có các dấu hiệu đỏ ngày càng nghiêm trọng, bạn nên ngưng sử dụng và đi bác sĩ để được hỗ trợ xử lý
Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao? Trên đây là những kinh nghiệm để khắc phục tình trạng đeo lens bị mờ mắt, đỏ mắt. Để ngăn ngừa hiện tượng này, tốt nhất bạn nên chọn kính áp tròng chất lượng ngay từ đầu. Hãy mua kính ở các địa chỉ uy tín, chọn lens phù hợp để có được trải nghiệm thoải mái và thẩm mỹ mỗi lần sử dụng lens. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán kính áp tròng trên thị trường. Trong đó, Eyeiyagi là thương hiệu lens cao cấp đạt chuẩn FDA & CE, đảm bảo mang đến sản phẩm chất lượng và an toàn cho đôi mắt của bạn.